Vinatech Nha Trang

Kinh nghiệm khi build PC mà bạn nên biết!

Xác định chi phí dự kiến và nhu cầu 

Đầu tiên khi build một chiếc máy tính để bàn tại nhà bạn cần xác định rõ nhu cầu của mình là gì. Dùng để làm việc cơ bản, thiết kế đồ họa, hay dùng để chơi game, stream,... Sau đó bạn cần dự kiến chi phí, số tiền mà mình muốn đầu tư cho bộ PC sẽ là bao nhiêu. Từ đó bạn sẽ hình dung rõ được các cấu hình cần thiết, linh kiện phù hợp cho máy tính của mình. 

Kinh nghiệm khi build PC mà bạn nên biết!

Lưu ý đến khả năng nâng cấp 

Khả năng nâng cấp của PC trong tương lai cũng là một điều bạn cần phải lưu tâm. Nếu có ý định nâng cấp máy sau một thời gian sử dụng bạn cần chú ý khi chọn bo mạch chủ (mainboard) và bộ nguồn. 

Nếu chọn 2 linh kiện nay chỉ đáp ứng với nhu cầu hiện tại thì tương lai khi nâng cấp những linh kiện đi cùng sẽ không tương thích với chúng, Một mainboard tốt sẽ có khả năng hỗ trợ nhiều dòng CPU, RAM, Card đồ họa cao cấp và tân tiến hơn. 

kinh-nghiem-khi-build-pc-2

Chú ý khi xây dựng cấu hình máy tính

Khi xây dựng cấu hình máy sẽ giúp bạn xác định được khoảng chi phí và những linh kiện phù hợp nhất cho một bộ PC. Một số trang web giúp bạn tham khảo trước về cấu hình máy tính như: PCPartPicke hoặc lựa chọn xây dựng cấu hình máy tính tại đây

Lựa chọn linh kiện để build PC 

Chọn CPU 

CPU hay còn gọi là bộ vi xử lý trung tâm, đây là linh kiện quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng một chiếc máy tính. Bạn cần lựa chọn giữa CPU AMD hay CPU Intel trước khi chọn các linh kiện khác. 

Lưu ý nếu chọn CPU Intel sẽ khó nâng cấp lên CPU cao hơn vì Socket thường thay đổi. Còn CPU AMD có socket giống nhau ở nhiều thế hệ nên việc nâng cấp dễ dàng hơn. 

Bạn có thể tham khảo bảng danh sách khả năng tương thích của CPU với bo mạch chủ.

kinh-nghiem-khi-build-pc-3

Chọn bộ tản nhiệt CPU

Tản nhiệt cho CPU hay còn gọi là CPU Cooler. Khi hoạt động CPU tỏa ra rất nhiều nhiệt, nếu nhiệt độ quá cao có thể khiến hệ thống ngưng hoạt động để bảo vệ linh kiện, thậm chí có thể gây hỏng linh kiện ngay trong quá trình sử dụng. Vì vậy để máy tính có thể hoạt động tốt, tản nhiệt CPU là một thành phần không thể thiếu. 

Bộ tản nhiệt được phân loại ra 2 loại chính là tản nhiệt bằng không khí và tản nhiệt bằng chất lỏng. Khi chọn bộ tản nhiệt CPU bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

- Bộ tản nhiệt cần cần được cung cấp giá đỡ, do vị trí giá đỡ có thể khác nhau tùy theo ổ cắm trên bo mạch chủ.

- CPU mạnh cần có bộ tản nhiệt tốt để đảm bảo hoạt động ổn định. Do mỗi bộ tản nhiệt CPU sẽ hỗ trợ một công suất tản nhiệt theo thiết kế khác nhau, cho biết được công suất tỏa nhiệt tối đa mà nó có thể xử lý.

- Lựa chọn bộ tản nhiệt vừa với vỏ case máy tính, tránh việc làm vướng các linh kiện khác hoặc không vừa so với vỏ case. 

kinh-nghiem-khi-build-pc-4

Chọn Mainboard (Bo mạch chủ)

Bo mạch chủ là nơi chứa tất cả các bộ phận và linh kiện của máy tính. Nó liên kết các bộ phận của máy tính như ổ cứng, thẻ nhớ, kết nối bộ xử lý, đồ họa, các kết nối mạng, bàn phím, chuột.

Lưu ý khi lựa chọn bo mạch chủ cần xem chân cắm socket có hỗ trợ với CPU đã chọn. Và quan trọng nhất là lựa chọn kích thước mainboard phù hợp với nhu cầu, sở thích và không gian của bạn. 

Bo mạch chủ có nhiều kích thước khác nhau. Nếu nhu cầu của bạn cần lưu trữ cao, bộ tản nhiệt lớn, mainboard thích hợp sẽ là ATX, E-ATX và XL-ATX. Còn nếu bạn muốn một chiếc PC nhỏ gọn có thể lựa chọn Micro-ATX hoặc Mini-ITX, tuy nhiên với kích thước này sẽ hỗ trợ ít khe cắm để nâng cấp hơn. 

- Đối với CPU Intel có chữ “K” và mainboard có chữ “Z” sẽ hỗ trợ ép xung. 

- Đối với CPU Ryzen hầu hết đều có hỗ trợ ép xung và cả bộ nhớ trên bo mạch chủ, có sẵn trên hầu hết các bo mạch chủ phù hợp. 

Gigabyte Z790 Aorus Master Review: USB Party in a Box | Tom's Hardware

Chọn bộ nhớ RAM

Bộ nhớ RAM để lưu trữ dữ liệu tạm thời, tăng tốc độ CPU truy cập dữ liệu từ ổ cứng. Hiện nay DDR4 là dòng RAM chủ đạo cho các máy tính nhu cầu cơ bản. Các dòng RAM DDR4-2400 và DDR4-3000 phục vụ nhu cầu người dùng nâng cao như chơi game đồ họa, sử dụng song song nhiều ứng dụng nặng. Ngoài ra với dòng RAM DDR5 bắt đầu từ 4800MHz.

Tuy nhiên khi lựa chọn RAM bạn cần lưu ý về độ tương thích với mainboard, khả năng nâng cấp RAM trong tương lai.

kinh-nghiem-khi-build-pc-6

Chọn ổ cứng

Ổ cứng chính là thiết bị lưu trữ của máy tính. Hiện nay, bạn nên lựa chọn ổ cứng SSD NVMe có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn so với ổ SSD SATA. Tốc độ của Gen3 PCIe m.2 được ghi nhận đạt 3500MB một giây khi đọc và 30001 khi ghi. Còn với PCIe Gen4 cho phép định dạng đạt mức 7000MB một giây đọc và 5000MB khi ghi, tăng 14 lần tốc độ đọc và 10 lần tốc độ ghi. 

kinh-nghiem-khi-build-pc-7

Chọn Card đồ họa 

Card đồ họa là một trong những thành phần không thể thiếu của một chiếc PC. Nếu chỉ có nhu cầu về một chiếc máy tính xử lý công việc đơn giản, bạn có thể sử dụng luôn card đồ họa tích hợp. Tuy nhiên nếu cần cho nhu cầu chơi game, thiết kế đồ họa thì bạn sẽ phải trang bị một card đồ họa rời và chuyên dụng để tối ưu tác vụ. 

- Hai dòng Nvidia GeForce GTX 1660 Ti và  Nvidia GeForce GTX 1660 phổ biến cho nhu cầu cơ bản. Hỗ trợ 60 khung hình/giây trong các trò chơi ở chế độ FullHD.

- Card đồ họa AMD Radeon RX 6800, RX 7900, hay NVIDIA cao cấp RTX 3090Ti đến RTX 4090 trang bị cho các PC đồ họa chuyên nghiệp và cao cấp. 

kinh-nghiem-khi-build-pc-8

Chọn bộ nguồn

Bộ nguồn chuyển đổi từ nguồn AC sang nguồn DC cho các linh kiện máy tính. Khi chọn bộ nguồn bạn cần lưu ý vấn đề sau:

Về công suất: Cơ bản công suất thông thường PC sử dụng cho lướt web, dùng world và excel từ 500-600W. Các GPU NVIDIA, dòng RTX 2000, công suất khoảng từ 650-750W. GPU RTX 3080 yêu cầu công suất bộ nguồn 750W và RTX 3090 cao cấp cần 850W trở lên. 

Bạn có thể tham khảo bảng danh sách thiết kế bộ nguồn dưới đây:

kinh-nghiem-khi-build-pc-9

Chọn vỏ máy (vỏ case)

Bạn có thể lựa chọn vỏ máy theo nhu cầu, sở thích cá nhân, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm sau:

Luồng gió: Nên chọn những vỏ case có luồng gió tốt, có nhiều vị trí để lắp quạt, giúp không khí có thể vào và lọc ngăn bụi.

Kích thước: Lựa chọn vỏ máy có kích thước phù hợp với bo mạch chủ và các linh kiện. Các bo mạch chủ hầu hết có kích thước ATX và không thể vừa với các vỏ case nhỏ được. 

kinh-nghiem-khi-build-pc-10